Kinh nghiệm chọn mua máy giặt cũ

Trước khi chia sẻ kinh nghiệm chọn mua máy giặt cũ, chúng tôi cũng chia sẻ lưu ý đến khách hàng khi mua máy giặt cũ là nên mua máy có bảo hành 6 tháng trở lên vì nó bảo đảm cho bạn yên tâm sử dụng.

Vì nhu cầu sử dụng nhưng chi phí không cho phép sử dụng máy giặt mới. Với tài chính hạn hẹp, bạn hoàn toàn có thể tìm đến những chiếc máy giặt đã qua sử dụng tại các cửa hàng điện lạnh. Một chiếc máy giặt có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức đặc biệt sống trong thời đại 4.0 và con người bận rộn trong công việc, nhất là với những gia định mới cưới, người đi làm bận rộn có quỹ thời gian không nhiều. Việc tìm mua máy giặt cũ không còn quá xa lạ với những người có thu nhập thấp, hay để tiết kiệm chi phí thay vì mua 1 cái máy giặt mới khá mắc. Tuy nhiên, làm sao để chọn lựa được cho mình một chiếc máy giặt cũ mà lại như mới chính là điều khó, bởi vì chỉ cần một sơ sót nhỏ bạn đã có thể phải ôm hận. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm để tránh mua nhầm hàng khi mua sắm máy giặt cũ hoặc hàng đổi trả.

1. Chọn máy giặt không gỉ bên trong lồng giặt

Khi các bạn dùng tay sờ nhẹ lồng giặt để kiểm tra có những gỉ bên trong lồng giặt hay không, việc này thường do quần áo ướt bị bỏ lại qua đêm hoặc các khoá, nút kim loại làm tước vải, tích trữ qua một thời gian. Những gỉ này sẽ dính vào quần áo khi giặt.

2. Kiểm tra ống xả nước khi chọn máy giặt

Việc kiểm tra ống xả rất đơn giản, nếu ống xả nước bị nghẹt, bóp méo hay biến dạng, nước sẽ không xả được hoặc thời gian xả nước sẽ rất lâu. Vì vậy, bạn cần kiểm tra kỹ ống xả trước khi quyết định chọn mua máy giặt cũ

3. Kiểm tra lồng giặt và cửa máy giặt đang cần mua

Đừng quên thử mồi quay lồng giặt bằng tay, nếu lồng giặt lỏng lẻo, không đảo chắc chắn như khi giặt bình thường hay có tiếng động bình thường thì bạn cần cân nhắc lại. Bên cạnh đó, cửa máy giặt cũng là một nơi bạn cần lưu ý, bạn phải chắc chắn rằng chiếc máy giặt mà mình định mua sẽ luôn luôn được đóng kín cửa khi hoạt động để tránh gây ra các tai nạn bất ngờ. Và một điều vô cùng quan trọng nữa, nếu cửa máy giặt không được đóng kín nó đồng nghĩa với việc máy giặt sẽ không bao giờ hoạt động trong quá trình giặt.

4. Kiểm tra mâm giặt của máy giặt

Tán mâm có thể bị mòn hoặc bị lỏng dẫn đến lồng giặt sẽ không quay – hoặc quay nhưng chậm. Lúc này máy giặt hay phát ra tiếng kêu.

5. Kiểm tra bảng điều khiển của máy giặt

Hãy xem các nút bảng điều khiển có bị lờn, không còn hoạt động được hay không. Bên cạnh đó, bạn phải kiểm tra kết nối giữa mô tơ và bảng điều khiển còn tốt hay không. Nếu bảng điều khiển còn hoạt động tốt nhưng chỉ bị trầy sơn nhẹ thì bạn vẫn có thể chấp nhận được vì nó cũng không tác động gì lớn đến quá trình hoạt động của máy giặt.

6. Kiểm tra van cấp nước của máy giặt

Nếu van cấp nước quá cũ, không được vệ sinh hay bị hư, thời gian giặt sẽ rất lâu do tỷ lệ cấp nước quá thấp (dưới 15l/phút). Van cấp nước có bị kẹt làm cho van không khóa nước được, dẫn đến máy giặt cấp nước liên tục không ngừng trong quá trình giặt.

7. Kiểm tra các kết nối điện của máy giặt cũ giá rẻ

Đừng quên đem theo một chiếc bút thử điện để kiểm tra máy giặt có bị rò điện, các dây dẫn không bị chuột cắn hay hở mạch hay không…

Cuối cùng, hãy rủ một người quen rành về kỹ thuật đi lựa cùng vì như thế bạn có thể an tâm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn các dòng máy giặt nổi tiếng về độ bền như Sanyo, Electrolux, LG, Samsung,… Vì có như vậy cho dù là máy cũ thì vẫn cứ như mới.

8. Kiểm tra ngăn chứa bột giặt, nước xả của máy giặt

Bạn cần kiểm tra lại ngăn chứa bột giặt và nước xả xem ở những ngăn đó có còn bám cặn bột giặt hay không? Bên cạnh đó, bạn cũng phải chắc chắn rằng ngăn nước xả cũng như bột giặt không hề bị nghẽn vì nếu không quần áo sau khi giặt sẽ không thể nào sạch được.